Ưu nhược điểm của ghế sofa nỉ- sofa bọc vải

Ưu nhược điểm của ghế sofa nỉ- sofa bọc vải. Ghế sofa vải nỉ được rất nhiều gia đình, văn phòng lựa chọn nhờ mang đến hiệu ứng thẩm mỹ tốt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sofa bọc nỉ, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tại nội dung bài viết sau đây Noithatdangkhoa.com sẽ cung cấp các ưu nhược điểm của sofa vải nỉ.

1. Các loại vải nỉ bọc ghế sofa phổ biến hiện nay

Dòng sofa bọc vải luôn mang đến cảm giác êm ái, ấm áp cho người dùng, có thể lắp đặt tại nhiều không gian, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc. Các mẫu sofa bọc vải có tuổi thọ cao, thời gian sử dụng lâu dài, dễ dàng vệ sinh cũng như bảo quản trong quá trình sử dụng. Ngoài ra các dòng sofa vải còn có mức giá thành tương đối phải chăng, phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng. Vậy sofa bọc nỉ thường sử dụng chất liệu gì? Các loại vải bọc sofa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay bao gồm:

Vải nỉ bọc ghế sofa từ sợi Linen

Vải nỉ bọc ghế sofa từ sợi Linen được xem là chất liệu vải bọc ghế sofa đẹp nhất với ưu điểm hấp thụ độ ẩm cao. Chất liệu này mang đến các mẫu sofa sang trọng dành cho phòng khách hoặc văn phòng, sảnh chờ tại các không gian hiện đại. Hạn chế của sợi Linen lại dễ bị mài mòn, tuy nhiên chất liệu nhưng lại có khả năng chống xù và rất bền màu.

Vải nỉ bọc ghế sofa từ sợi tự nhiên

Chất liệu vải bọc ghế sofa từ sợi tự nhiên cotton 100% từ bông vải được rất nhiều đơn vị lựa chọn. Ưu điểm của chất liệu này là có độ an toàn cao, bề mặt êm ái và mịn màng, có độ bền tốt, phù hợp với nhu cầu của nhiều gia đình, đặc biệt là gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Các loại vải bọc ghế sofa từ sợi len

Sợi len bọc sofa có các ưu điểm như bền bỉ, chống thấm nước, chống bạc màu và chống nhăn tốt. Thông thường nhà sản xuất sẽ pha thêm sợi len và sợi nhân tạo nhằm tăng độ bền cũng như giúp người dùng dễ làm sạch sofa. Hạn chế của chất liệu này chính là dễ bị xù lông, chỉ phù hợp sử dụng vào mùa đông.

Vải nỉ bọc ghế sofa từ sợi Ramie – vải gai

Ramie – vải gai được xem là chất liệu vải bọc ghế sofa cao cấp, mang đến nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội. Chất liệu vải này có các tính năng như hấp thụ độ ẩm tốt, chống bám bụi bẩn tối ưu. Thông thường các sản phẩm sợi gai tự nhiên sẽ có độ bền hơn sợi cotton gấp 8 lần.

Vải nỉ bọc ghế sofa từ sợi cotton

Vải nỉ bọc ghế sofa từ sợi cotton có mức giá thành phải chăng, khả năng giữ màu tốt, dễ dàng làm sạch và bảo quản. Tuy nhiên cotton cũng có nhiều hạn chế như dễ bị nhăn, nhàu trong quá trình sử dụng. Hiện nay trong ngành sản xuất ghế sofa các đơn vị thường sử dụng cotton tổng hợp giúp tăng tính năng cho người dùng.

Ghế sofa vải nỉ làm từ sợi Silk

Chất liệu Silk cũng được nhiều nhà sản xuất sử dụng làm vải bọc sofa. Chất liệu này mang tới cảm giác mềm mại êm ái khi sử dụng ghế sofa cho người dùng. Hạn chế của chất liệu vải bọc này chính là khó làm sạch khi bị bẩn. Nếu muốn loại bỏ vết bẩn hoàn toàn sofa vải Silk cần sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp.

Ưu nhược điểm của ghế sofa nỉ- sofa bọc vải
Ưu nhược điểm của ghế sofa nỉ- sofa bọc vải

2. Quy trình sản xuất ghế sofa vải nỉ 

Cấu tạo một bộ sofa hoàn chỉnh bao gồm các thành phần như: Khung sườn, nệm và phần bao bên ngoài. Để hoàn thiện một sản phẩm ghế sofa vải nỉ, nhà sản xuất sẽ áp dụng quy trình sau đây:

Bước 1: Chọn chất liệu làm ghế sofa

Chất liệu quyết định đến toàn bộ chất lượng của ghế sofa nỉ. Bao gồm chất vỏ sofa/ phần bao bên ngoài (da thật, giả da, da nhân tạo, vải hoặc nỉ), khung ghế bằng sắt, inox, thép, gỗ,…

Bước 2: Tạo khung xương chắc chắn cho ghế sofa vải

Khung xương ghế quyết định độ vững chắc, khả năng chịu lực của toàn bộ sản phẩm. Các chất liệu thường được sử dụng để làm khung là: Sắt, inox, thép, gỗ. Trong đó chất liệu gỗ được ưu tiên sử dụng nhờ mang đến tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường và an toàn cho trẻ nhỏ, người dùng khi không có góc sắc cạnh. Sau khi gia công hoàn thiện phần khung, đơn vị sản xuất sẽ bỏ ván xung quanh để tạo độ phẳng và gia cố.

Bước 3: Lắp lò xo

Lắp lò xo giúp tăng cường khả năng chịu lực, tạo độ êm ái đàn hồi khi ngồi cho ghế sofa

Bước 4: Bọc mút, nệm ghế

Phần nệm ghế đóng vai trò quyết định đến sự thoải mái cho người dùng khi ngồi nên được các nhà sản xuất chú trọng. Các sản phẩm ghế sofa cao cấp đẹp sẽ có đệm mút với chỉ số cao hơn như D40. Với các tính năng như có độ đàn hồi cao, không bị biến dạng, xẹp lún sau thời gian dài sử dụng.

Mức giá cả của ghế sofa vải nỉ được quyết định chủ yếu bởi phần nệm mút, thông thường giá nệm mút chiếm từ 40% – 50%/ tổng giá ghế sofa. Các chất liệu nệm mút bọc ghế sofa phổ biến là: Nệm mút ép, nệm bông ép/ nệm tái sinh, đệm cao su, đệm lò xo cao cấp. Mỗi chất liệu nệm mút lại có ưu và nhược điểm riêng, người tiêu dùng cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi mua.

Bước 5: May, bọc vỏ ngoài

Vỏ bọc được hiểu là lớp áo bên ngoài của sofa. Trung bình chi phí của lớp vỏ bọc chiếm từ 20- 30% trên tổng giá sofa. Sofa bọc vải được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như mềm mại, dễ dàng thay lột vỏ để vệ sinh, mức giá trung bình, có nhiều màu sắc và họa tiết để chọn lựa.

3. Ưu điểm dòng ghế sofa vải nỉ

Các sản phẩm sofa vải nỉ mang đến nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội, trở thành sự lựa chọn của rất nhiều gia đình, văn phòng. Trong đó có thể kể đến các ưu điểm của dòng sofa vải như nổi bật như:

Chất liệu êm ái

Ưu điểm nổi bật nhất của các dòng ghế sofa nỉ chính là bề mặt mềm mại, mang đến cảm giác êm ái cho người dùng. Vải nỉ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không gây cảm giác bí rít khi ngồi sử dụng lâu. Chất liệu này phù hợp với thời tiết mùa đông hoặc các địa phương có không khí ẩm ướt.

Màu sắc, hoa văn đa dạng

Các mẫu sofa vải nỉ đa dạng về màu sắc, hoa văn trên vỏ bọc ngoài, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Nhờ vậy bạn có thể thoải mái lựa chọn các mẫu sofa phù hợp với nội thất và phong cách kiến trúc không gian. Kiểu dáng sofa nỉ vô cùng đa dạng như sofa hình chữ L, chữ U, chữ I,… có thể ứng dụng tại văn phòng, phòng khách, sảnh chờ, spa,…

Mức giá thành phải chăng

Giá thành của dòng ghế sopha nỉ không quá đắt, phù hợp với túi tiền và mức thu nhập của nhiều người tiêu dùng. Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, kiểu dáng và thương hiệu mà mức giá sofa vải nỉ sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản các mẫu sofa bọc nỉ đều có giá thành tương đối phải chăng, nằm trong phân khúc sofa giá tầm trung.

Vệ sinh, bảo quản dễ dàng

Một ưu điểm không thể phủ nhận của các dòng ghế sofa vải nỉ chính là có thể dễ dàng vệ sinh làm sạch và bảo quản trong quá trình sử dụng. Do được làm từ vải nên người dùng có thể dễ dàng lột vỏ và làm sạch. Ngoài ra bạn có thể làm sạch sofa nỉ bằng các cách như sử dụng máy hút bụi, vệ sinh khô, vệ sinh ướt,… Với các vết bẩn cứng đầu có thể sử dụng dịch vụ vệ sinh ghế sofa từ các đơn vị chuyên nghiệp.

4. Nhược điểm của dòng ghế sofa vải nỉ

Ghế sofa bọc nỉ rất dễ bám bụi và vết bẩn trong không gian. Với các gia đình, văn phòng đặt sofa nỉ ở tầng trệt, hay gần ngay mặt đường nhiều xe cộ qua lại thì việc giữ sopha nỉ luôn sạch sẽ là tương đối khó khăn. Dòng sofa này phù hợp với các không gian đóng kín, căn hộ cao tầng, phòng ít tiếp xúc với bụi.

Chất liệu nỉ mang đến cảm giác êm ái với trẻ nhỏ. Tuy nhiên các gia đình có trẻ đang ở tuổi chơi tuổi nghịch sẽ không tránh khỏi những vết bẩn hay thức ăn bị đổ ra trên ghế. Với trường hợp này các mẹ cần để ý trẻ cũng như có các phương pháp làm sạch hiệu quả. Ngoài ra sofa vải nỉ thường chỉ phù hợp với mùa đông lạnh hoặc các gia đình có sử dụng điều hòa, máy lạnh vào mùa nóng.

Cách làm sạch ghế sofa vải nỉ

Sofa vải nỉ thường dễ bị bám bụi bẩn cũng như hút ẩm từ không khí, người dùng cần chú ý cách làm sạch ghế sofa vải nỉ sau đây:

Cách loại bỏ bụi bẩn bám trên ghế

Ghế sofa bọc vải đem lại cảm giác thoải mái, êm ái nhưng lại rất dễ bị bám bụi. Để loại bỏ bụi bẩn bám trên sofa, người dùng cần:

  • Lột vỏ bọc bên ngoài của ghế rồi ngâm với xà phòng. Nên ngâm vỏ bọc sofa bằng nước ấm khoảng nửa tiếng trước khi giặt.
  • Sử dụng máy hút bụi cầm tay công suất vừa và lớn để hút sạch và loại bỏ phần bụi trên các phần còn lại của ghế.
  • Trong trường hợp không có máy hút bụi, người dùng có thể lấy khăn ẩm trải lên trên ghế, sau đó lấy gậy đập lên phía trên để bụi bẩn sẽ bám lên trên khăn.

Cách loại bỏ vết bẩn trên ghế sofa vải nỉ

Mực bút bi: Cho một lượng cồn nhỏ lên chỗ bị dính mực, sau đó dùng giấy có độ hút ẩm cao thấm cho mực ngấm sang giấy. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần sau đó giặt bọc ghế với xà phòng là có thể loại bỏ được vết mực dính. Hoặc có thể sử dụng lọ xịt tẩy dùng trong nội thất xe hơi. Dùng bình xịt lên vết bẩn, sau đó để từ 2 đến 3 phút rồi lấy khăn ẩm để làm sạch.

Cách khử mùi trên sofa bọc nỉ

Nhỏ vài giọt hương liệu vào que bông gòn, sau đó quấn lại trong khăn giấy rồi nhét vào phía sau chiếc gối đệm trên ghế sofa. Hoặc người dùng có thể sử dụng những loại nước xịt chuyên dụng cho các loại vải. Trong lúc giặt tấm bọc vải bọc sofa người dùng có thể ngâm cùng nước xả vải.

Noithatdangkhoa.com vừa cung cấp ưu – nhược của dòng ghế sofa vải nỉ đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Tại cửa hàng của chúng tôi hiện đang cung cấp đa dạng các dòng ghế sofa phòng khách, sofa văn phòng, sofa gia đình cùng nhiều dòng nội thất khác. Mọi thông tin vui lòng truy cập Noithatdangkhoa.com.

Bài viết liên quan
0964826624